WordPress là gì? Định nghĩa, cách dùng CMS năm 2023

WordPress là gì? Đó là một hệ thống mã nguồn mở đã được phát triển thành hệ quản trị nội dung Content Management System. Hiện nay đã có hàng trăm website lớn trên thế giới ứng dụng thiết kế website trên nền tảng WordPress này. Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay, Làm Web xin được tổng hợp và chia sẻ những thông tin liên quan đến WordPress. 

WordPress là gì?

Tìm hiểu về nền tảng thiết lập blog và website miễn phí WordPress
Tìm hiểu về nền tảng thiết lập blog và website miễn phí WordPress

WordPress là hệ thống mã nguồn mở sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL, được sử dụng để xuất bản blog hay website. Năm 2003 mã nguồn mở WordPress được Matt Mullenweg và Mike Little giới thiệu rộng rãi trên thế giới. 

Không chỉ là mã nguồn hỗ trợ tối đa cho các blog cá nhân mà WordPress còn được sử dụng để thiết lập các website. Đến năm 2015 WordPress phát triển thành CMS (Content Management System). Hệ quản trị nội dung hỗ trợ người dùng thiết lập nhiều loại website với nhiều quy mô.  

Vì sao WordPress được ưa chuộng nhất trên thế giới?

Những ưu điểm vượt trội của nền tảng WordPress
Những ưu điểm vượt trội của nền tảng WordPress

WordPress được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Bởi vì những ưu điểm vượt trội so với các loại mã nguồn mở khác. Cho nên người dùng internet đánh giá cao về những tính năng của WordPress như sau:

Nền tảng CMS lớn nhất 

Hiện nay WordPress là một trong những nền tảng CMS lớn và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Theo thống kê năm 2022 thì có hơn 30% trang website trên toàn cầu sử dụng WordPress. 

Họ đánh giá cao nền tảng blog và hệ thống quản lý nội dung của mã nguồn mở WordPress khá hiệu quả. Với sự hỗ trợ đa ngôn ngữ giúp cho người dùng có thể tìm hiểu và sử dụng WordPress dễ dàng. Đặc biệt là công cụ chuyển đổi hơn 52 loại ngôn ngữ sử dụng phổ biến trong đó có cả tiếng Việt  

WordPress sử dụng dễ dàng

Các đối tượng người dùng nghiệp dư không có quá nhiều kiến thức về lập trình website hoặc blog vẫn có thể sử dụng WordPress để tạo blog hay website riêng cho mình. Họ có thể lựa chọn các giao diện thân thiện dễ sử dụng của mã nguồn mở này. 

Phần mềm này sử dụng đơn giản thời gian nghiên cứu ngắn là có thể tự thiết lập website để mình tự quản lý. Đặc biệt với sự hỗ trợ của cộng đồng sử dụng WordPress đông đảo trên thế giới. Người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ thông tin nào liên quan đến các thắc mắc của mình về việc sử dụng WordPress trên công cụ tìm kiếm Google. 

Hỗ trợ tính năng và plugin 

Cho dù là giao diện của WordPress phiên bản tính phí hay miễn phí đều có những thiết kế đẹp mắt để người dùng có thể tạo nên những website có cá tính riêng biệt, giao diện độc đáo. 

Đặc biệt là thành phần plugin hỗ trợ người dùng cài đặt thêm nhiều tính năng cần thiết trên WordPress. Thư viện plugin của WordPress đa dạng để người dùng có thể lựa chọn phù hợp với mục đích thiết lập website của mình.

Khởi tạo các loại website

Nền tảng mã nguồn mở WordPress có thể được sử dụng để tạo các loại website như blog cá nhân, portfolios, website từ thiện của các chùa, nhà thờ, cửa hàng online… 

  • Danh mục sản phẩm hay còn gọi là portfolios của các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, freelancer… Họ muốn thể hiện sự sáng tạo của mình để thu hút khách hàng hoặc khách hàng tuyển dụng cũng sử dụng WordPress để chọn được nhiều giao diện phù hợp với mục đích của mình. 
  • Website từ thiện cũng sử dụng WordPress có giá thành hấp giao diện dễ sử dụng để thiết lập và phát triển các website của nhà thờ, chùa chiền, giáo hội… Bởi vì WordPress hỗ trợ những tổ chức phi lợi nhuận này một dịch vụ tiết kiệm và cực kỳ hiệu quả.
  • Cửa hàng online cũng sử dụng nền tảng WordPress để thiết lập các trang website độc đáo và riêng biệt. Cho dù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp lớn cũng đều sử dụng WordPress có chi phí rẻ kho tính năng và plugin phong phú. Tính năng plugin thương mại điện tử WooCommerce hỗ trợ website bán hàng như shopping cart, quản lý đơn hàng, thanh toán, hoàn phí…

Hướng dẫn cài đặt WordPress để thiết lập blog hay website

Cách sử dụng nền tảng WordPress đơn giản, thao tác dễ dàng
Cách sử dụng nền tảng WordPress đơn giản, thao tác dễ dàng

Để sử dụng WordPress hiệu quả thì người dùng Internet nên thực hiện theo các bước hướng dẫn cài đặt WordPress khi muốn thiết lập blog cá nhân hay website dành cho các doanh nghiệp. Nếu người dùng sử dụng WordPress Toolkit thì có thể tùy chọn phương thức install để cài đặt WordPress và các tính năng như là: 

  • Installation path: đường dẫn website.
  • Administrative username and passwords: đặt tên người dùng và mật khẩu.
  • Version: chọn phiên bản WordPress.
  • Administrator’s email: email quản trị WordPress.
  • Site name: tên website 
  • Interface language: ngôn ngữ giao diện.
  • Database name, data username: tên người dùng và mật khẩu cơ sở dữ liệu.
  • Auto-updates: bật cập nhật chính.
  • Search Engine visibility: công cụ tìm kiếm khả năng hiển thị.
  • Debug mode: bật chế độ gỡ lỗi.

Những bước hướng dẫn cài đặt WordPress từ mã nguồn độc lập trực tiếp trên máy tính hoặc điện thoại di động.

– Đầu tiên người dùng lựa chọn hosting WordPress hoặc hosting Linux được đăng ký bởi các nhà cung cấp dịch vụ hosting có uy tín. Nếu muốn sử dụng WordPress mà không cần cài lên host thì người dùng có thể truy cập vào website htttps://wordpress.com. 

– Tiếp theo là người dùng tạo tài khoản miễn phí hoặc mua gói cước tính phí trên trang chủ WordPress. Trong trường hợp người dùng đã cài đặt hosting WordPress thì có thể sử dụng WordPress Toolkit để thiết lập website. 

– Cuối cùng trên giao diện Dashboard, người dùng bắt đầu tạo các bài viết quản lý thư viện hình ảnh Quản lý bình luận hay thiết lập giao diện với Appearance. 

Các plugin cần bổ sung thêm tính năng sử dụng 

Đối với những trang website của các doanh nghiệp hay cửa hàng online muốn sử dụng thêm một số tính năng cần thiết khác thì có thể chọn mua plugin. Một số plugin sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: 

  • Jetpack by wordpress.com: có tính năng thống kê lưu lượng truy cập theo ngày tuần tháng, giảm dung lượng ảnh, tăng bảo mật website…
  • SEO by Yoast Yoast: hỗ trợ cho việc chạy SEO website. 
  • Tinymce Advanced: plugin chuyên về soạn thảo văn bản trên WordPress chuyên nghiệp, cải thiện tốc độ loading của website.
  • EWWW Image Optimizer: hỗ trợ tăng tốc độ loading của website, giảm dung lượng hình ảnh…
  • Contact form 7: tạo ra những mẫu form liên lạc trên website hoàn toàn miễn phí. 
  • Thrive Leads: email marketing cho các doanh nghiệp sử dụng website bán hàng. 

Phân biệt wordpress. org và wordpress.com

Sự khác nhau và giống nhau giữa hai địa chỉ website sử dụng mã nguồn mở WordPress
Sự khác nhau và giống nhau giữa hai địa chỉ website sử dụng mã nguồn mở WordPress

Cả hai website đều chứa mã nguồn mở WordPress hỗ trợ người dùng khi muốn sử dụng nền tảng này để tạo blog hay website. Tuy nhiên nhiều người không thể phân biệt được những ưu nhược điểm của cả hai loại địa chỉ website này. Vì vậy để có những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng WordPress để thiết kế blog hay website thì người dùng nên dựa vào bảng thống kê sau đây: 

Đặc điểm WordPress.org WordPress.com 
Tính năng Chứa bộ mã nguồn mở WordPress cài lên hosting rồi tùy biến, quản trị. Nền tảng WordPress miễn phí 100% dành cho mọi đối tượng người dùng Internet với khả năng tự lưu trữ. Nền tảng chứa mã nguồn WordPress tạo blog và website miễn phí. Việc thiết lập website không cần cài đặt thuê hosting và mức chi phí sử dụng tên miền riêng chỉ tốn khoảng 25 $/năm
Lợi ích Hoàn toàn miễn phí sử dụng dễ dàng có thể cài đặt thêm plugin và themes miễn phí. 

Người dùng có thể kiếm tiền từ website nền tảng WordPress sử dụng công cụ theo dõi sắp xếp phân tích tùy chỉnh. 

Thiết lập cửa hàng online ngay trên website cài đặt nền tảng WordPress. 

Miễn phí hosting tên miền phụ, plugin và themes cài đặt sẵn. 

Phù hợp với các blog cá nhân.

Nhược điểm  Các website và blog miễn phí sẽ bị kiểm soát tính năng và quảng cáo cài đặt bất kỳ website nào. 

Không có tính năng thương mại điện tử hoặc cổng thanh toán.

Không có công cụ phân tích tùy chỉnh loại trừ gói Business. 

Như vậy, WordPress là hệ thống mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay để thiết lập website hoặc các blog cá nhân miễn phí và dễ dàng sử dụng cho bất kỳ đối tượng người dùng internet nào. Dĩ nhiên khi muốn nâng cấp website hay blog của mình trở nên chuyên nghiệp hơn thì người dùng có thể lựa chọn gói chi trả các chi phí.  

Related Posts

Tìm kiếm đơn vị chuyên thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp để xây dựng mô hình kinh doanh online hiệu quả. 

Website thương mại điện tử là gì? 3 điều khám phá mới nhất hiện nay 

Nội dung chính1 Website thương mại điện tử là gì?2 Chức năng của web thương mại điện tử2.1 Phát triển theo xu hướng hiện đại2.2 Sở hữu…

Dịch vụ hosting Linux điểm đến an toàn cho website của doanh nghiệp. 

Hosting Linux là gì? 5 ích lợi của hosting Linux cho website 

Nội dung chính1 Hosting Linux là gì?1.1 Tìm hiểu về tính năng điều khiển Cpanel trên hosting Linux 2 Đặc điểm của dịch vụ lưu trữ hosting Linux2.1…

Thiết kế website tìm kiếm việc làm chuyên nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm của các lập trình viên.

5 tính năng cơ bản khi tạo website tìm kiếm việc làm

Nội dung chính1 Website tìm kiếm việc làm là gì?2 2 loại website tuyển dụng việc làm phổ biến nhất hiện nay 2.1 Trang con tuyển dụng việc…

Nền tảng tạo website free góp phần tạo nên nhiều trang web độc đáo và sáng tạo. 

Top 5 nền tảng tạo website free cho WordPress và Google 

Nội dung chính1 Nền tảng tạo website free là gì?1.1 Những lợi ích của việc xây dựng website riêng biệt2 Hướng dẫn 2 cách xây dựng website…

Thiết kế website responsive tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng.

Website responsive là gì? 3 quy tắc thiết kế web responsive

Nội dung chính1 Thiết kế website responsive là gì?1.1 Ưu điểm của website responsive 1.2 Nhược điểm của thiết kế website responsive 2 Vai trò của responsive trong thiết…

SEO onpage và offpage đều góp phần tạo nên chất lượng của một trang website quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ

SEO onpage và offpage là gì? Top 10 thủ thuật tối ưu SEO 

Nội dung chính1 Khái niệm về SEO onpage và offpage 1.1 SEO onpage là gì?1.1.1 Thẻ title và meta description1.1.2 Tối ưu thẻ Heading, Alt và Bold1.1.3 Tối…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *