10 cách kiểm tra website bị Google phạt đơn giản nhất 

Muốn kiểm tra website bị Google phạt thì các admin của các website cần phải kiên nhẫn để lấy lại website gỡ bỏ án phạt. Đặc biệt là việc cải thiện thứ hạng và thu hút organic traffic tốt hơn cả khi bị Google penalty. Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay, Làm Web xin được tổng hợp và chia sẻ những thông tin liên quan đến cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không?

Website bị Google phạt là gì?

Website bị Google phạt sẽ gặp một số rắc rối về lượng truy cập và thứ hạng trên Google tìm kiếm
Website bị Google phạt sẽ gặp một số rắc rối về lượng truy cập và thứ hạng trên Google tìm kiếm

Đó là khi website của bạn bị dính án phạt Google penalty một phần hoặc toàn bộ website. Bạn có thể kiểm tra trên bảng tìm kiếm của Google Search tên website của mình hoặc thứ hạng của website trên SERPs. 

Khi website của bạn bị Google phạt do hành vi spam và tối ưu hóa quá nhiều từ khóa hoặc thao túng Google… Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng mà nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách kiểm tra website bị Google phạt. Đồng thời định hướng cách khắc phục phù hợp nhằm xóa bỏ án phạt và nâng cao thứ hạng của website trên thanh công cụ tìm kiếm Google Search. 

Google phạt website của người dùng trong bao lâu?

Kể từ khi website của bạn bị Google phạt cho đến khi bạn gửi các yêu cầu xem xét để Google gửi thông báo giúp bạn vượt qua những thử thách hoặc thời gian phạt hết hạn. Khoảng thời gian Google phạt website của người dùng thông thường là 6 tháng và cũng có những trường hợp Google phạt website lên đến 2 năm. 

Mặc dù hình thức phạt website không còn hiện diện trên Google Search Console. Nhưng người dùng cũng cần chú ý đến độ an toàn của website và khả năng hồi phục thứ hạng và traffic. 

Khi Google cập nhật các thuật toán về xếp hạng thay đổi thì người dùng nên tính toán chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt là các thuật toán của Panda và Penguin thường cập nhật những thay đổi mang lại kết quả tích cực hơn cho website của bạn. 

2 hình phạt của Google mà người dùng Internet cần biết

Bạn nên tìm hiểu về các hình thức phạt của Google
Bạn nên tìm hiểu về các hình thức phạt của Google

Đó là hai loại hình phạt thủ công và hình phạt thuật toán Google. Khi website của bạn bị Google phạt thì bạn nên tìm hiểu xem là Google đã phạt website của bạn theo hình thức nào?

Hình phạt thủ công

Do một cá nhân hoặc một nhóm webspam thực hiện hình phạt trên trang website của bạn. Hình phạt thủ công do một số lý do có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ website. Bạn chỉ việc điều chỉnh website của mình theo những gợi ý của Google. 

Sau đó bạn sẽ gửi yêu cầu xem xét đến Google. Trong một thời gian ngắn Google sẽ thông báo cho bạn biết được website của bạn có khắc phục gỡ bỏ án phạt được hay không?

Hình phạt thuật toán của Google 

Đây là một hình thức phạt tự động và phổ biến nhất của Google. Người dùng Internet không được nhận bất kỳ thông báo nào trên webmaster tool cũng như các tùy chọn để yêu cầu xem xét lại. Khi Google liên tục cập nhật các thuật toán thì website của bạn cũng có thể bị dính án phạt. 

Tìm hiểu về nguyên nhân website bị dính Google penalty?

Website bị Google phạt do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Website bị Google phạt do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan

Khi website của người dùng bị Google phạt thì bạn nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng này để có thể tìm cách khắc phục thích hợp. Một trong những nguyên nhân khiến Google hoặc website của người dùng đó là:

Kỹ thuật black hat

Việc sử dụng các kỹ thuật black hat đi ngược với tiêu chí của Google. Những thủ thuật này nhằm tăng thứ hạng và các chỉ số website của người dùng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, black hat không đảm bảo tiêu chí bền vững và an toàn cho website. 

Vì vậy, Google kiểm tra và cập nhật thuật toán phát hiện thủ thuật black hat sẽ ra thông báo phạt website của bạn.

Cách hạn chế: Trong 3 trường phái SEO thì thủ thuật white hat (mũ trắng) và grey hat (mũ xám) được Google chấp nhận đảm bảo an toàn cho website của bạn. 

Content kém chất lượng 

Nghĩa là các nội dung bài viết trên website sử dụng nội dung copy 100%. Google cũng phạt website chứa các bài viết có nội dung kém chất lượng, không có giá trị hữu ích cho người dùng internet. 

Cách hạn chế: Sử dụng content có chất lượng, nội dung unique 100%, giá trị nội dung hữu ích đem đến những thông tin chính xác cho người dùng internet. 

Lạm dụng backlink 

Mặc dù backlink có tầm quan trọng khi tối ưu hóa SEO cho website. Tuy nhiên, việc xây dựng backlink số lượng lớn, spam từ những nguồn kém chất lượng cũng là cho Google không thích dẫn đến việc bị dính án phạt. 

Cách khắc phục: Xây dựng backlink tự nhiên, từ những nguồn có uy tín và chất lượng. 

Tối ưu hóa over – optimized

Khi nội dung website của bạn cố gắng tối ưu hóa quá liều bằng cách nhồi nhét các từ khóa, anchor text… nhằm thao túng Google. Điều này cũng có thể làm cho Google nhanh chóng phạt nặng website của bạn. 

Cách khắc phục: Bạn đang sử dụng anchor text dài và chứa từ khóa chính có chứa nội dung mà bạn muốn hướng đến. 

Các yếu tố khách quan

Đôi khi website của bạn bị dính án phạt Google penalty do các đối thủ rõ backlink xấu, kém chất lượng đến website. Một trong những trường hợp website cũng bị dính án phạt của Google vì bị hacker tấn công hoặc trỏ external link quá nhiều hoặc liên quan đến các website bán Guest Post. 

Cách khắc phục: trong trường hợp bạn bị đối thủ chơi xấu bằng cách trỏ backlink xấu đến website thì bạn có thể báo cáo với Google để loại bỏ những backlink đó.  

10 cách kiểm tra website bị Google phạt nhanh chóng

Những cách kiểm tra website bị Google phạt bằng các công cụ hoạt động cực kỳ hiệu quả
Những cách kiểm tra website bị Google phạt bằng các công cụ hoạt động cực kỳ hiệu quả

Việc kiểm tra website bị Google phạt hay không giúp cho người dùng có thể nhanh chóng gửi báo cáo hoặc tìm cách khắc phục. Để nâng cao thứ hạng và lượng traffic cho website hoạt động bình thường. Có rất nhiều cách để kiểm tra website có bị Google penalty hay không? Người dùng có thể lựa chọn một trong những cách kiểm tra Google phạt bằng nhiều công cụ phù hợp. 

Lượng traffic của website

Đột ngột lượng traffic của website giảm không rõ nguyên nhân thì người dùng nên kiểm tra các bản cập nhật tại thời điểm phát hiện website bị Google phạt. Dấu hiệu lượng traffic truy cập vào website giảm đột ngột rất dễ nhận biết rằng website đã bị Google phạt. 

Bạn nên đăng nhập vào công cụ kiểm tra Google Analytics để xem xét lượng truy cập tự nhiên organic traffic không trả phí để biết được lượng truy cập trên website. Khi lựa chọn khung thời gian để báo cáo ở đầu trang thì bạn nên lựa chọn khung thời gian Google có đợt update thuật toán Panda lớn. 

Kiểm tra tên miền trên Google 

Khi bạn gõ tên miền domain name trên thanh tìm kiếm Google Search. Nếu kết quả tìm kiếm xuất hiện địa chỉ trang website của bạn ở vị trí từ 1 đến 10 là được. Ngược lại, không xuất hiện địa chỉ trang website ở vị trí thứ 1 đến thứ 10 có nghĩa là website của bạn đã bị dính án phạt. 

Kiểm tra hosting

Trong trường hợp dịch vụ hosting hết hạn thì người dùng có thể nhấp vào Service → Myservice để biết được ngày hết hạn hoặc thực hiện thao tác gia hạn thêm. Trong trường hợp dung lượng hosting quá đầy cũng làm cho website hoạt động chậm chạp hoặc ngừng hoạt động. Bạn có thể kiểm tra dung lượng ổ cứng của dịch vụ hosting bằng cách đăng nhập quản trị hosting → Resource Usage ở góc tay trái để kiểm tra dung lượng ổ đĩa. 

Content bị trùng lặp hơn 10%

Google thường kiểm tra và phạt nặng những website sử dụng những bài viết có nội dung trùng lặp. Vì vậy bạn nên lựa chọn những nội dung bài viết đăng trên website đã được kiểm tra lỗi trùng lặp. 

Cách kiểm tra website bị Google phạt do lỗi trùng lặp content bằng cách thêm &filter vào đường link URL của bài viết. Nếu bài viết trùng lặp content vẫn xuất hiện thì website của bạn đã bị phạt rồi. 

Sử dụng file robot.txt 

Khi sử dụng file robot.txt để kiểm tra website bị Google phạt hay không hoặc Google Index có chặn URL của website hay không? Bạn cũng có thể kiểm tra thẻ Meta robot xem bạn đang cài đặt NOINDEX hay NOFOLLOW? 

Kiểm tra blacklist

Có đôi khi Google cũng gây sự nhầm lẫn khi lập website của bạn rồi đưa vào trong danh sách những website không an toàn Vì vậy bạn có thể tự kiểm tra website chuẩn theo cú pháp https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien. Bạn chỉ cần thay tenmien = tên domain và có thể kiểm tra website của mình có bị nằm trong blacklist hay không? Nếu Google trả về kết quả trạng thái trang web duyệt web an toàn, nghĩa là website của bạn thực sự rất an toàn.

Check bằng webmaster tool 

Khi website của bạn bị Google phạt do thay đổi các thuật toán thì bạn có thể thực hiện cách kiểm tra website bằng công cụ webmaster tool. 

Bằng cách đăng nhập vào đường link https://www.google.com/webmasters/ để kiểm tra các lỗi của website như lỗi 404, website bị virus, chèn liên kết chứa virus hoặc content trùng lặp. 

Công cụ webpagetest

Đây là công cụ kiểm tra tốc độ tải trang cho bất kỳ website nào trên toàn thế giới. Người dùng có thể biết được tốc độ website cơ bản hoặc những tính năng nâng cao như video capture, content blocking… Khi sử dụng công cụ webpagetest, bạn còn có thể biết được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tại trang của website và các đề xuất cải thiện. 

Công cụ W3C Validator

Là một trong những công cụ kiểm tra lỗi HTML và CSS hoàn toàn miễn phí trong quá trình viết code. Bởi vì code có vai trò nâng cao chất lượng website tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Cho nên người dùng có thể sử dụng công cụ của World Wide Web Consortium để kiểm tra lỗi và các thông số tiêu chuẩn. 

Công cụ Ahrefs

Khi đang xây dựng một website thì người dùng có thể dùng công cụ Ahrefs để kiểm tra website có bị phạt do một đường link từ bên ngoài trỏ về hay đường link website của bạn trỏ đến những nguồn không đáng tin cậy. Khi website không đáng tin cậy này bị phạt thì sẽ kéo theo trang website của bạn cũng bị phạt theo.

Những giải pháp né tránh Google penalty hiệu quả

Người dùng nên quản trị website theo đúng luật chơi của Google
Người dùng nên quản trị website theo đúng luật chơi của Google

Để có thể bảo vệ website của mình an toàn thì bạn nên quản trị website theo đúng tiêu chuẩn mà Google đã đề ra. Việc tìm kiếm các lối tắt để có thứ hạng của website cao hơn khiến cho Google có thể ra án phạt bất kỳ lúc nào. Tốt nhất là thực hiện quản trị website theo đúng luật của Google như là:

– Kiểm tra các link, backlink, content trên website thường xuyên. 

– Theo dõi các lần Google update có thể ảnh hưởng đến SEO của website. 

– Thực hiện sự liên kết quảng cáo hợp lý.

– Sử dụng dịch vụ web hosting có chất lượng.

– Tăng cường thủ thuật white hat khi muốn thúc đẩy website và content.

– Tuân thủ tất cả các nguyên tắc quản trị website của Google đề xuất.

Như vậy, các cách kiểm tra website bị Google phạt bằng các công cụ hoàn toàn miễn phí giúp cho người dùng biết được website của mình cần khắc phục những nhược điểm nào? Để có thể đảm bảo an toàn cho thứ hạng và lượng traffic của website. Trong trường hợp Google hoặc website của bạn thì bạn hãy khắc phục tất cả các vấn đề rồi gửi yêu cầu xem xét lại. 

Related Posts

Tìm kiếm đơn vị chuyên thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp để xây dựng mô hình kinh doanh online hiệu quả. 

Website thương mại điện tử là gì? 3 điều khám phá mới nhất hiện nay 

Nội dung chính1 Website thương mại điện tử là gì?2 Chức năng của web thương mại điện tử2.1 Phát triển theo xu hướng hiện đại2.2 Sở hữu…

Dịch vụ hosting Linux điểm đến an toàn cho website của doanh nghiệp. 

Hosting Linux là gì? 5 ích lợi của hosting Linux cho website 

Nội dung chính1 Hosting Linux là gì?1.1 Tìm hiểu về tính năng điều khiển Cpanel trên hosting Linux 2 Đặc điểm của dịch vụ lưu trữ hosting Linux2.1…

Thiết kế website tìm kiếm việc làm chuyên nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm của các lập trình viên.

5 tính năng cơ bản khi tạo website tìm kiếm việc làm

Nội dung chính1 Website tìm kiếm việc làm là gì?2 2 loại website tuyển dụng việc làm phổ biến nhất hiện nay 2.1 Trang con tuyển dụng việc…

Nền tảng tạo website free góp phần tạo nên nhiều trang web độc đáo và sáng tạo. 

Top 5 nền tảng tạo website free cho WordPress và Google 

Nội dung chính1 Nền tảng tạo website free là gì?1.1 Những lợi ích của việc xây dựng website riêng biệt2 Hướng dẫn 2 cách xây dựng website…

Thiết kế website responsive tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng.

Website responsive là gì? 3 quy tắc thiết kế web responsive

Nội dung chính1 Thiết kế website responsive là gì?1.1 Ưu điểm của website responsive 1.2 Nhược điểm của thiết kế website responsive 2 Vai trò của responsive trong thiết…

SEO onpage và offpage đều góp phần tạo nên chất lượng của một trang website quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ

SEO onpage và offpage là gì? Top 10 thủ thuật tối ưu SEO 

Nội dung chính1 Khái niệm về SEO onpage và offpage 1.1 SEO onpage là gì?1.1.1 Thẻ title và meta description1.1.2 Tối ưu thẻ Heading, Alt và Bold1.1.3 Tối…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *