Marketplace là gì?Kinh doanh thương mại điện tử C2C hiệu quả

Marketplace là gì? Tuy mới xuất hiện vào cuối năm 2013, sau 9 năm thì marketplace đã phát triển nhanh chóng thành một mạng lưới kinh doanh giàu tiềm năng của nhiều tập đoàn kinh tế lớn. Các doanh nghiệp B2C tiếp cận một lượng khách hàng trên toàn quốc hiệu quả bằng những app mua sắm hiện đại trên điện thoại rất thuận lợi để đặt hàng mọi lúc mọi nơi. Trong chuyên mục bài viết hôm nay Làm Web xin chia sẻ những thông tin hữu ích về hình thức kinh doanh trực tuyến tuyến phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây. 

Marketplace là gì trong những năm gần đây rất phát triển tại Việt Nam ?
Marketplace là gì trong những năm gần đây rất phát triển tại Việt Nam ?

Marketplace là gì ?

Mô hình Marketplace phát triển theo nhu cầu thương mại điện tử nhanh chóng xuất hiện và tạo vị thế vững chắc trên thị trường. Bằng cách mang đến những cơ hội kinh doanh thuận lợi cho cả người mua và người bán. Đây là mô hình hiện đại đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia với việc đăng ký kinh doanh miễn phí. 

Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng những cơ hội từ hình thức kinh doanh thương mại điện tử này để tăng lợi nhuận của mình. Marketplace là chợ online hay sàn giao dịch trên môi trường internet để thực hiện thương mại điện tử, mua bán chủ yếu là sản phẩm của shop trực tuyến và người mua sản phẩm bằng cách đặt hàng trên nền tảng thương mại điện tử này. 

Mô hình marketplace xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2013 là Lazada đã đánh dấu sự chuyển đổi 180 độ từ mô hình B2C sang mô hình C2C đạt nhiều thành công hơn. Bởi vì mô hình marketplace C2C đã khắc phục những khó khăn về chi phí đầu tư hàng hóa với số lượng, chủng loại…, khó bãi, việc vận chuyển … Điều này thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà bán lẻ đến các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia tạo sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc cho loại hình marketplace này. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình marketplace đã lấn sân sang nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng app như Facebook người dùng muốn bán hàng chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản cá nhân của mình rồi vào phần Marketplace để đăng tải sản phẩm muốn bán. Mô hình Marketplace trên app Zalo là nơi doanh nghiệp có thể đăng ký để mở shop và bán hàng trên nền tảng Zalo Shop đơn giản. 

Mọi hoạt động mua bán trực tuyến đều diễn ra trên máy tính hay smartphone
Mọi hoạt động mua bán trực tuyến đều diễn ra trên máy tính hay smartphone

C2C Marketplace là gì?

C2C Marketplace là mô hình thông qua sàn giao dịch kết nối giữa cá nhân, hộ kinh doanh có sản phẩm cần bán với người tiêu dùng để bất kỳ ai có sản phẩm cần bán đều có thể trở thành nhà bán hàng trên Marketplace. Đây là mô hình dành cho mọi người có mức chi phí thấp hay miễn phí 100% cho người mới bắt đầu kinh doanh online chưa có nhiều kênh để hỗ trợ kinh doanh như website, cửa hàng…

Bạn nên tận dụng các kênh bán hàng miễn phí như Facebook, Zalo… đăng ký tài khoản để trở thành nhà bán hàng trên nền tảng Marketplace. Chẳng hạn như kênh bán hàng trên Shopee cung cấp cho bạn đầy đủ các tính năng của một website chuyên nghiệp như : hỗ trợ Marketing cho người bán, quản lý đơn hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nguồn thu, phân tích dữ liệu… 

B2C Marketplace là gì?

B2C Marketplace là mô hình Marketplace các thương hiệu tại Việt Nam kết nối các doanh nghiệp, hoặc nhà phân phối chính hãng với người tiêu dùng. Đặc điểm để nhận biết giữa B2C trên Marketplace là danh mục Mall trên Shopee Mall, Lazada Mall… Đây là nơi bán hàng dành cho các doanh nghiệp bán sản phẩm chính hãng, uy tín vì họ phải cung cấp đầy đủ các chứng từ, giấy phép kinh doanh được pháp luật công nhận. 

Tuy rằng trở thành nhà bán hàng C2C Marketplace sẽ đơn giản hơn B2C Marketplace rất nhiều nhưng các sản phẩm thuộc danh mục B2C Marketplace luôn tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Bởi vì tất cả các sản phẩm đều được cung cấp từ những doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường như Friso, Nestle, Pantene, Pampers… 

Marketplace phủ sóng toàn bộ thị trường kinh doanh tại Việt Nam
Marketplace phủ sóng toàn bộ thị trường kinh doanh tại Việt Nam

Nền tảng thương mại điện tử marketplace lớn mạnh như thế nào ?

Marketplace đang ngày càng phát triển rộng khắp vì sự xuất hiện thêm nhiều sàn thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee, trên mạng xã hội với Facebook Marketplace, Zalo Marketplace. Trong đó Facebook marketplace tại Việt Nam là một kênh có nhiều cơ hội phát triển với số lượng người dùng lên đến 68 triệu người khi cho phép người dùng đăng tin rao hàng hoàn toàn miễn phí.

Xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng dần khi nền tảng thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng phát triển vào năm 2020, 1/3 dân số Việt Nam tham gia mua sắm online. Thậm chí trong thời điểm đỉnh dịch COVID 19 ở Việt Nam, doanh thu của một số doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử vẫn tăng 20% đến 30% khi doanh thu bán lẻ sụt giảm. Vì vậy, marketplace là mô hình doanh nghiệp giúp cho việc mua bán diễn ra nhanh chóng, thuận lợi có thể tiếp cận nhiều khách hàng, đón cơ hội phát triển mới.

Ưu điểm khi bán hàng online trên Marketplace

Nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn hình thức bán hàng trên Marketplace để mở rộng việc giao dịch, mua bán khi tham gia thị trường hiện nay. Đồng thời người đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điện tử Marketplace được thừa hưởng một lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ, nền tảng website ổn định, uy tín của sàn thương mại, được tham gia các chiến dịch quảng cáo  chương trình giảm giá…

Tiết kiệm tối đa nguồn vốn đầu tư 

Khi đăng ký mở gian hàng trên Marketplace cũng giúp các chủ shop tiết kiệm chi phí do cắt giảm chi phí cho việc thuê mướn kho bãi, quản lý hàng hóa, thuê đơn vị vận chuyển,… Đặc biệt là bạn không tốn tiền chi phí thiết kế website trọn gói hay chạy quảng cáo…

Khi quản lý cửa hàng trực tiếp bạn sẽ mất tiền chi phí cho các hạng mục như thuê nhân viên, quản lý hàng tồn, tiền thuê mặt bằng … Trong khi đó, chuyển sang bán hàng trên Marketplace, mọi hoạt động quản lý đều thông qua các danh mục trên sàn giao dịch các chi phí này sẽ được cắt giảm tối đa. 

Mô hình Marketplace ngày nay đều hỗ trợ người bán các khâu như xử lý đơn hàng, đóng gói, vận chuyển…nên bạn được cắt giảm thêm chi phí logistics. 

Khách hàng tin tưởng vào danh tiếng của các sàn thương mại điện tử khi mua sản phẩm trên các Marketplace có tên tuổi như Lazada, Tiki, Shopee,… Bởi vì khách hàng được bảo vệ bằng các chính sách mà marketplace cam kết. Đây là ưu thế dành cho những cá nhân hay doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, thông qua việc đăng ký bán hàng qua các marketplace này sẽ tăng thêm mức độ uy tín cho thương hiệu.

Tiếp cận được số lượng khách hàng truy cập trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng là cơ hội để sản phẩm của người bán có thể phổ biến rộng khắp.

Marketplace sở hữu cả ưu điểm và nhược điểm
Marketplace sở hữu cả ưu điểm và nhược điểm

Nhược điểm khi kinh doanh trên marketplace

Bên cạnh những ưu điểm, bạn cũng nên cân nhắc những nhược điểm của việc kinh doanh trên Marketplace trước khi quyết định bán hàng trên kênh này.

Chi phí hoa hồng

Đây là mức phí bạn phải trả cho mỗi đơn hàng thành công khi giao dịch trên nền tảng Marketplace tùy theo từng sàn giao dịch hay từng giá trị sản phẩm được quy định. Một chủ shop thông minh nên hỏi rõ ràng mức phí hoa hồng trước khi đăng ký gian hàng trên Marketplace. Bởi vì mức phí này có thể ảnh hưởng đến doanh thu nên phí hoa hồng cần trả phải hợp lý. Ngoài ra còn có phí cố định, phí dịch vụ…

Cạnh tranh gay gắt 

Giữa các nhà cung cấp trên cùng sàn thương mại với mức giá đưa giá khác nhau dẫn đến sự cạnh tranh. Vì vậy mỗi thương hiệu nên đầu tư xây dựng website bán hàng riêng giúp doanh nghiệp giảm dần sự phụ thuộc nhiều vào nền tảng của bên thứ 3. Doanh nghiệp nên có kênh riêng để vừa quảng bá hình ảnh vừa bán hàng hiệu quả. Đặc biệt là bạn có thể thu thập thông tin người dùng để tiếp thị hiệu quả hơn. Khi mua hàng trên sàn thương mại Marketplace, khách hàng có thể chuyển từ nhà cung cấp này đến nhà cung cấp một cách dễ dàng. 

Không tự kiểm soát dữ liệu khách hàng 

Trên nền tảng Marketplace lưu trữ tất cả các thông tin, dữ liệu về khách hàng. Vì vậy, bạn không thể sử dụng các dữ liệu này để thực hiện bất kỳ chiến lược Marketing trên website hay bất cứ kênh nào khác. Đặc biệt là mọi dữ liệu như lịch sử bán hàng, thống kê doanh số, thông tin khách hàng… khi doanh nghiệp không muốn kinh doanh trên marketplace đều không thể lấy lại. Đây là một trong những trở ngại lớn mà doanh nghiệp hay cá nhân cần lưu ý bởi vì những dữ liệu này ảnh hưởng đến những định hướng và chiến lược bán hàng trong tương lai.

Người dùng nên cân nhắc khi lựa chọn kinh doanh trên nền tảng marketplace
Người dùng nên cân nhắc khi lựa chọn kinh doanh trên nền tảng marketplace

3 loại hình sàn marketplace phổ biến nhất hiện nay

Bên cạnh việc phân loại dựa theo đối tác kinh doanh là cá nhân hay doanh nghiệp, theo hai hình thức là C2C và B2C thì Marketplace còn phân biệt 3 loại Marketplace theo chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp.

  • Marketplace theo chiều dọc: là mô hình hình chợ online bán một loại sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ví dụ như website Chợ Tốt là nơi kết nối các khách hàng có nhu cầu thuê hay mua nhà của nhiều chủ nhà, địa điểm khác nhau.
  • Marketplace theo chiều ngang: ngược lại với mô hình Marketplace chiều dọc là cung cấp nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ điển hình như Delivery Food cung cấp dịch vụ đặt đồ ăn và giao hàng kết nối các hàng quán, cơ sở dịch vụ ăn uống với khách hàng online.
  • Marketplace tổng hợp: Đây là mô hình cung cấp các loại sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Trang thương mại điện tử Tiki kết hợp giữa mô hình Marketplace hỗn hợp và mô hình Inventory nghĩa là tự bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Trên sàn Tiki với trăm nghìn sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng như mỹ phẩm, điện tử, đồ gia dụng, thời trang…. 

Kết luận

Marketplace là gì ? Đó là mô hình kinh doanh online dành cho bất kỳ ai từ cá nhân đến doanh nghiệp cũng có thể kinh doanh bằng cách đăng ký với hình thức này. Kinh doanh trực tuyến trên Marketplace trong những năm gần đây là giải pháp hữu ích cho nhiều người khi muốn gia tăng doanh số lợi nhuận và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, đây không phải là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài. Bạn cần có “tài sản” chính là website, các công cụ tiếp thị khác để tiếp cận khách hàng, thu thập dữ liệu cho riêng mình. Đồng thời sử dụng Marketplace để mở rộng thị trường kinh doanh, là cứu cánh tạm thời thôi. 

Related Posts

Tìm kiếm đơn vị chuyên thiết kế website thương mại điện tử chuyên nghiệp để xây dựng mô hình kinh doanh online hiệu quả. 

Website thương mại điện tử là gì? 3 điều khám phá mới nhất hiện nay 

Nội dung chính1 Website thương mại điện tử là gì?2 Chức năng của web thương mại điện tử2.1 Phát triển theo xu hướng hiện đại2.2 Sở hữu…

Dịch vụ hosting Linux điểm đến an toàn cho website của doanh nghiệp. 

Hosting Linux là gì? 5 ích lợi của hosting Linux cho website 

Nội dung chính1 Hosting Linux là gì?1.1 Tìm hiểu về tính năng điều khiển Cpanel trên hosting Linux 2 Đặc điểm của dịch vụ lưu trữ hosting Linux2.1…

Thiết kế website tìm kiếm việc làm chuyên nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm của các lập trình viên.

5 tính năng cơ bản khi tạo website tìm kiếm việc làm

Nội dung chính1 Website tìm kiếm việc làm là gì?2 2 loại website tuyển dụng việc làm phổ biến nhất hiện nay 2.1 Trang con tuyển dụng việc…

Nền tảng tạo website free góp phần tạo nên nhiều trang web độc đáo và sáng tạo. 

Top 5 nền tảng tạo website free cho WordPress và Google 

Nội dung chính1 Nền tảng tạo website free là gì?1.1 Những lợi ích của việc xây dựng website riêng biệt2 Hướng dẫn 2 cách xây dựng website…

Thiết kế website responsive tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng.

Website responsive là gì? 3 quy tắc thiết kế web responsive

Nội dung chính1 Thiết kế website responsive là gì?1.1 Ưu điểm của website responsive 1.2 Nhược điểm của thiết kế website responsive 2 Vai trò của responsive trong thiết…

SEO onpage và offpage đều góp phần tạo nên chất lượng của một trang website quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ

SEO onpage và offpage là gì? Top 10 thủ thuật tối ưu SEO 

Nội dung chính1 Khái niệm về SEO onpage và offpage 1.1 SEO onpage là gì?1.1.1 Thẻ title và meta description1.1.2 Tối ưu thẻ Heading, Alt và Bold1.1.3 Tối…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *